VNPT góp phần quan trọng thúc đẩy chính quyền điện tử tại An Giang

Giai đoạn 2016 – 2020, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nói chung và VNPT địa bàn An Giang đã cung cấp và triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho phát triển chính quyền điện tử tại An Giang.

Sau khi ký kết thỏa thuận hợp tác, Tập đoàn đã bắt tay ngay phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành xây dựng và triển khai hạ tầng mạng; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho phát triển chính quyền điện tử. Qua 2 năm triển khai thực hiện thỏa thuận Hợp tác, giữa UBND tỉnh An Giang và Tập đoàn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hạ tầng viễn thông – công nghệ thông tin phát triển đồng bộ, rộng khắp, các giải pháp, các phần mềm được ứng dụng hiệu quả, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Trong đó, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã triển khai đến tất cả 156 xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan quản lý nhà nước được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ Cơ quan Đảng, Nhà nước, triển khai nghị quyết 36a/NQ-CP. Đảm bảo tổ chức hội nghị truyền hình từ Văn phòng Chính phủ, các Bộ Ngành đến các UBND huyện, thị, thành phố.

Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử liên thông (VNPT iGate) được triển khai cho toàn tỉnh (16 sở, ngành; 11/11 UBND huyện, thị xã, thành phố; 156 xã phường); có 6.158 bộ thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường đã cập nhật trên hệ thống; trong đó có 2.860 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 2 và thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế Một Cửa điện tử liên thông; có 3.298 bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến qua mạng, bao gồm: 1.725 bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 3; có 1.573 bộ thủ tục hành chính được cung cấp, tiếp nhận và giải quyết trực tuyến mức độ 4. Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017, An Giang bứt phá ngoạn mục đạt 83,54 điểm (tăng 10,65 điểm so với năm 2016), xếp hạng 8/63 tỉnh, thành phố cả nước (tăng 28 bậc so với năm 2016: từ hạng 36 lên hạng 8). Kết quả này, đã đưa An Giang thuộc nhóm A và đứng đầu 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

VNPT góp phần quan trọng thúc đẩy chính quyền điện tử tại An Giang

Trên lĩnh vực Y tế:Triển khai hệ thống phần mềm “Quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế – VNPT-HIS” góp phần tin học hóa trong ngành y tế tại địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân, giúp các đơn vị thực hiện liên thông các cơ sở dữ liệu giữa khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm giảm thiểu thất thoát các chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đã triển khai kết nối phần mềm cho 179 cơ sở y tế (trong đó 2 bệnh viện tuyến tỉnh; 22 bệnh viện tuyến huyện, phòng khám khu vực; 150 trạm y tế xã phường và 5 bệnh viện, phòng khám tư nhân). 100% cơ sở y tế triển khai phần mềm VNPT-HIS đã được kết nối liên thông với cổng dữ liệu y tế của bộ y tế và cổng giám định Bảo hiểm y tế Quốc gia. Đã triển khai thí điểm phân hệ Y tế cơ sở cho các Trạm y tế thuộc 3 huyện: Thoại Sơn, Châu Thành và Tịnh Biên.

Trên lĩnh vực giáo dục: VNPT đã cung cấp sản phẩm vnEdu cho 72 trường học trên địa bàn, với tổng số 31.268 học sinh có sổ liên lạc điện tử.

VNPT đã phát triển được 2.155 đơn vị tham gia đăng ký Kê khai bảo hiểm xã hội qua hệ thống của VNPT-VinaPhone, cung cấp cho 3.082 chữ ký số (VNPT-CA) phục vụ kê khai thuế điện tử. Đặc biệt đã triển khai giải pháp chữ ký số tập trung cho BVĐK KV An Giang phục vụ cho bệnh án điện tử. Đồng thời, triển khai cho 32 đơn vị, khách hàng sử dụng như: Cty Petrolimex, Điện nước An Giang, các Trung tâm y tế, Trường Kỹ Thuật nghiệp vụ Giao Thông Vận Tải An Giang…

Theo 1080 Lâm Đồng